HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM TÀI LIỆU IN (GIẤY)
Tài liệu dạng in của Thư viện rất đa
dạng bao gồm sách, báo, tạp chí, khóa luận, luận văn, luận án, các sản phâm
nghiên cứu khoa học được bố trí theo các đặc điểm chức năng tại các tầng lầu,
phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và giải trí lành mạnh của giảng
viên và sinh viên trong toàn trường.
I. Hướng dẫn tìm kiếm tài liệu in (giấy) trong thư viện
1. Cách thức tìm kiếm:
Bước 1: Tra cứu tài liệu tại thanh công cụ
tìm tìm kiếm
Bước 2: Hệ thống sẽ hiển thị kết quả dựa trên nội dung
tìm. Từ danh sách kết quả hiển thị bạn đọc có thể chọn vào tài liệu để xem
thông tin chi tiết và vị trí sách trong kho (Xem chi tiết tài sẽ thấy được tình
trạng của sách và vị trí của sách nếu còn trong kho)
Bước 3: Ghi nhận Mã xếp giá
-> vào kho lấy tài liệu
Bước 4: Tìm đúng kệ sách có ký hiệu
xếp giá (cũng là chỉ số phân loại) cần tìm.
Bước 5: Xem bảng chỉ dẫn đầu
kệ sách để xác định vị trí của tài liệu trên kệ.
Bước 6: Tìm trên kệ sách theo các
thông tin cần thiết đã được xác định.
2. Cách thức xác định vị trí tài liệu trong kho:
Thư
viện sử dụng khung phân loại thập phân Dewey (DDC) của Mỹ để sắp xếp tài liệu
trong kho, các môn loại (lớp) cơ bản được tổ chức theo ngành hoặc các lĩnh vực
nghiên cứu.
- 000 Tin học, thông tin học và tác phẩm tổng quát
- 100 Triết học và tâm lý học
- 200 Tôn giáo
- 300 Khoa học xã hội
- 400 Ngôn ngữ
- 500 Khoa học
- 600 Công nghệ
- 700 Nghệ thuật và vui chơi giải trí
- 800 Văn học
- 900 Lịch sử và địa lý
Mỗi một tài liệu, căn cứ trên nội dung, được định cho một
chỉ số phân loại, kết hợp với ký hiệu tên tác giả hoặc tên tài liệu và năm xuất
bản của tài liệu để làm dấu hiệu xếp giá trong kho. Dấu hiệu đó gọi là Mã xếp
giá của tài liệu.
Tài liệu được chia và xếp vào các dãy giá từ mục 000 đến
900, tài liệu có chỉ số phân loại nhỏ xếp trước, tài liệu có chỉ số phân loại
lớn xếp sau.
Trong từng giá tài liệu
được xếp theo từng ngăn, theo trật từ trên xuống dưới và từ trái qua phải:
- Tài liệu có cùng Mã xếp giá, căn cứ tiếp theo để sắp xếp
tài liệu là trật tự Alphabet ký hiệu tên tài liệu.
- Tài liệu có cùng Mã xếp giá và tên tài liệu, căn cứ tiếp theo để sắp xếp là năm xuất bản của tài liệu đó.
§ Người sử dụng có thể tìm tài liệu theo hai cách sau:
- Cách 1: Tra cứu tài liệu trên Mục lục trực tuyến, chọn tài liệu cần tìm, ghi lại số Mã xếp giá, sau đó lên kệ chọn tài liệu.
Ví dụ: Quyển sách có nhan đề “Công nghệ chế biến thực
phẩm″, Mã xếp giá: 664.94 C76076N, vị trí: Tầng 2. Như vậy: Quyển
sách này nằm ở tầng 2 -> kệ sách 664 - 999 -> Lấy quyển có Mã xếp
giá: 664.94 C76076N
(Bảng chỉ dẫn tại mỗi đầu kệ sách)
(Ký hiệu xếp giá trên nhãn sách)
- Cách 2: Người sử dụng
chọn sách trực tiếp tại các kho theo sơ đồ phân bố kệ sách. Cách này có nhược
điểm là không hệ thống được thư viện có bao nhiêu tài liệu theo chủ đề mình
cần, sẽ không biết chính xác nhan đề mình cần có hay không có tại thư viện nếu
như quyển sách có người khác mượn về nhà.
Lời khuyên dành cho Người sử dụng: Nên tra cứu bằng Mục lục trực tuyến trước khi chọn tài liệu trên kệ.
* Lưu ý:
- Nếu
cần xem nhanh tài liệu trước khi mượn, phải đánh dấu vị trí tài liệu vừa lấy ra
bằng cách quay ngang cuốn sách bên trái liền kề. Trả tài liệu vừa xem lại vị
trí cũ khi không sử dụng.
- Nếu cần đọc tài liệu tại Thư viện, mang tài
liệu đến vị trí cần đọc, tài liệu sau khi sử dụng đặt tại “Khu vực trả sách sau
sử dụng” (mỗi lần sử dụng không quá 2 tài liệu)
- Nếu cần mượn tài liệu về nhà, xem hướng dẫn mượn/trả tài liệu sau đây:
II. Hướng dẫn mượn/trả tài liệu in
Điều kiện sử dụng:
- Hoàn thành bài kiểm tra hướng dẫn sử dụng thư viện (đạt 25/35 câu)
- Đã đăng ký thẻ thư viện và đóng tiền thế chân mượn tài liệu theo quy định
Số lượng tên tài liệu và thời hạn mượn tài liệu về nhà được quy định theo từng đối tượng như sau:
Đối tượng | Số lượng tài liệu | Số ngày | Gia hạn | |
Số lần | Số ngày/lần | |||
Giảng viên, viên chức trong trường | 3 | 180 (Thời điểm Thư viện thu hồi sách trong năm: 25/6 và 25/12 hàng năm) | 0 | 0 |
Giảng viên thỉnh giảng | 2 | 30 | 1 | 10 |
Sinh viên, học viên | 3 | 10 | 1 | 10 |
Người sử dụng ngoài trường | 2 | 10 | Không gia hạn |
Người sử dụng có thể mượn/trả/gia hạn
tài liệu trực tiếp tại Quầy thông tin hoặc qua trạm mượn/trả tự động.
- Mượn/trả tài liệu tự động: Người sử
dụng mang tài liệu đến trạm mượn/trả tự động đặt tại Tầng 1 và tự thực hiện thủ
tục mượn/trả tài liệu (xem hướng dẫn sử dụng tại đây). Tài liệu sau khi trả đặt tại “Khu vực trả sách sau khi
sử dụng”
- Mượn/trả tài liệu qua Thư viện viên: Người
sử dụng mang tài liệu đến Quầy thông tin để làm thủ tục mượn/trả tài liệu.
* Lưu ý:
- Người sử dụng có trách nhiệm kiểm tra tài
liệu trước khi làm thủ tục mượn.
- Hoàn trả tài liệu cho thư viện đúng thời gian
quy định, trường hợp để trễ hạn sẽ bị phạt 1.000 đồng/1 tài liệu/ ngày
III. Hướng dẫn đặt mượn trước tài liệu in
Người
sử dụng có thể đặt mượn trước tài liệu qua website thư viện bằng cách:
Bước 1: Click chọn nút "Đăng
nhập" phía trên, bên phải giao diện Cổng Thông tin thư viện.
Bước 2: Nhập thông tin tài khoản: Tên tài
khoản = mật khẩu = mã số sinh viên
Bước 3: Tra cứu tài liệu tại thanh công cụ
tìm tìm kiếm
Bước 4: Chọn tài liệu
Bước 5: Gửi yêu cầu
Bước 6: Đến thư viện nhận tài liệu
* Lưu ý khi đặt mượn trước tài liệu:
- Lệnh đặt mượn chỉ dành cho những tài liệu
không còn trong kho sách. Không áp dụng đối với những tài liệu đang sẵn có
trong thư viện (bạn đọc vui lòng đến thư viện để mượn)
- Tài liệu đã đặt mượn sẽ được giữ tại phòng
mượn trong vòng 2 ngày kể từ khi có thông báo “Cho phép đăng ký
mượn trước”, nếu bạn không tới mượn thì quyền mượn tài liệu sẽ chuyển cho người
đăng ký mượn tiếp theo.
5. Gia hạn tài liệu
Bạn đọc
đăng nhập tài khoản trên cổng thông tin thư viện, trong mục thông tin danh sách
tài liệu đang mượn, bạn đọc có thể click vào tài liệu để gia hạn
Lưu ý:
- Chỉ các tài liệu chưa bị trễ hạn mới được gia
hạn
- Số lần được gia hạn: 1 lần (Trường hợp nhan đề tài liệu cần gia hạn vẫn còn bản khác trong kho thì không hạn chế số lần gia hạn; Trường hợp nhan đề tài liệu cần gia hạn không còn bản khác trong kho thì không được gia hạn tiếp, Thư viện thu hồi để phục vụ người sử dụng tiếp theo.